Hợp đồng góp vốn mua đất

Hợp đồng góp vốn mua đất là một trong những hình thức đầu tư bất động sản phổ biến hiện nay. Được xem là một công cụ giúp các nhà đầu tư tận dụng tối đa tài nguyên và tăng cường hiệu quả kinh doanh, hợp đồng góp vốn mua đất đang thu hút sự quan tâm của nhiều người.

I. Hợp đồng góp vốn mua đất là gì?

Hợp đồng góp vốn mua đất
Hợp đồng góp vốn mua đất
  • Hợp đồng là văn bản ghi nhận những thỏa thuận giữa các bên liên quan về việc thay đổi, xác lập, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đồng thời, theo quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp năm 2020, tài sản góp vốn hợp pháp bao gồm: quyền sử dụng đất, đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, công nghệ, tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.
  • Vậy hợp đồng góp vốn mua đất là gì? Nhiều người có nhu cầu đầu tư đất đai, nhà cửa bằng hình thức góp vốn cùng bạn bè, người thân cần quan tâm và nghiên cứu kỹ loại hợp đồng này. 
  • Hiểu theo một cách đơn giản, hợp đồng góp vốn mua đất là văn bản thỏa thuận việc góp vốn (có thể góp tiền hoặc góp tài sản) để mua đất với mục tiêu thu lại lợi nhuận hoặc đặt được quyền sử dụng một thửa đất. Văn bản được ký kết dựa trên sự đồng ý tham gia của cá nhân hoặc tổ chức, của hai hoặc nhiều người,…
  • Cách thức phân chia lợi nhuận sau khi sang nhượng, bán lại sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên tham gia góp vốn. Thêm vào đó, thỏa thuận của các bên cần phải đảm bảo nghiêm túc tuân thủ những quy định của pháp luật. Bởi vậy, việc soạn thảo mẫu hợp đồng góp vốn mua đất là công đoạn quan trọng khi nhiều cá nhân, tổ chức có ý định hùn vốn đầu tư chung một dự án. Các bên ký kết cần quan tâm kỹ càng đến mọi thông tin nhỏ nhất, từng điều khoản trong hợp đồng.

II. Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất

Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất
Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất

III. Những nội dung cần có trong Hợp đồng góp vốn mua đất

Những nội dung cần có trong Hợp đồng góp vốn mua đất

Một hợp đồng chung vốn mua đất chuẩn xác cần có đầy đủ những nội dung như sau:

  • Thông tin của các bên tham gia góp vốn như họ và tên, chứng minh nhân dân/căn cước công dân, số điện thoại, địa chỉ liên hệ, hộ khẩu thường trú,…
  • Tổng giá trị vốn góp và tỷ lệ góp vốn của mỗi bên tham gia
  • Tài sản góp vốn (dưới các hình thức như tiền, vàng hoặc tài sản có giá trị tương đương)
  • Hình thức thanh toán (chuyển khoản, tiền mặt, tài sản, loại tiền tệ,…)
  • Cách giải quyết tranh chấp 
  • Mục đích góp vốn
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
  • Thời hạn góp vốn

IV. Những lưu ý khi ký kết hợp đồng góp vốn mua đất

Những lưu ý khi ký kết hợp đồng góp vốn mua đất
Những lưu ý khi ký kết hợp đồng góp vốn mua đất
  • Ngoài lợi ích thì khi hợp tác mua đất thì còn có những rủi ro gây thiệt hại ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên khi không thỏa thuận, thương lượng được với nhau hoặc trong hợp đồng góp vốn không có quy định rõ ràng, tranh chấp giải quyết rất phức tạp vì khi ký kết hai bên không lường trước hậu quả có thể xảy ra thì hợp đồng khi mà các bên có tranh chấp sẽ là cơ sở ràng buộc cho các bên giải quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước pháp luật
  • Do đó, khi soạn thảo hợp đồng góp vốn thì các bên nên lập thành văn bản hoặc công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng và nội dung của hợp đồng do các bên thỏa thuận nhưng không được trái với các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về hình thức giao kết, chữ viết, nội dung giao kết
  • Trước khi ký kết hợp để các bên có thể yên tâm khi hợp tác kinh doanh cũng như giảm thiểu rủi ro, bảo vệ và ràng buộc các bên trong quá trình hợp tác góp vốn để có thể thực hiện đúng đối tượng hợp đồng, đúng thỏa thuận, đúng cam kết để các bên có thể giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra.
  • Khi ký kết hợp đồng góp vốn mua đất thì các bên cần quan tâm đến vấn đề pháp lý đầy đủ và hợp lệ để tránh những tranh chấp không đáng có về sau.
  • Các bên nên thỏa thuận rõ ràng lập thành văn bản của những điều khoản trong hợp đồng về mức đóng góp cụ thể của mỗi bên, phân chia lợi nhuận của mỗi bên được hưởng khi hợp tác kinh doanh trên mặt giấy tờ có thể lựa chọn công chứng hợp đồng góp vốn khi cùng nhau góp tiền để mua đất để ngăn ngừa rủi ro. Trong hợp đồng phải có các điều khoản cụ thể ràng buộc các bên và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, quy định rõ cơ quan nhà nước sẽ giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn xảy ra.
  • Để cùng góp vốn mua đất thì các bên phải thỏa thuận rõ thêm các điều khoản về tài chính khi hợp tác góp vốn và  quá trình xử lý tài sản mua được, khai thác giá trị tài sản, quy định cụ thể về phương thức để chấm dứt việc hợp tác để có những lựa chọn xử lý tài sản khi các bên không còn hợp tác với nhau.
  • Một lưu ý khi ký kết hợp đồng mua bán đất là không phải loại đất nào cũng được phép hay đủ điều kiện để được chuyển nhượng, góp vốn thì phải đáp ứng các điều kiện như là người sử dụng đất không có các tranh chấp đối với mảnh đất này và mảnh đất còn trong thời hạn sử dụng đất. Người sử dụng đất phải có các giấy tờ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Ngoài ra, một yêu cầu nữa là mảnh đất này không bị dùng để kê biên phát mãi tài sản để các bên bảo đảm thi hành án. Vì vậy, để đề phòng những rủi ro thì các bên nên thỏa thuận rõ ràng là chỉ mua bán những loại đất có đầy đủ các điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai, dân sự và các pháp luật có liên quan đến việc góp vốn mua bán đất.
  • Các bên nên thỏa thuận về thời hạn có hiệu lực của hợp đồng là từ khi các bên ký vào hợp đồng hay vào thời điểm nào cho phù hợp để ràng buộc phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý khi hợp đồng có hiệu lực nhằm yêu cầu để các bên thực hiện theo đúng các thỏa thuận mà các bên cam kết trong hợp đồng để có cơ sở xử lý nếu các bên có vi phạm hoặc không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng mà các bên đã giao kết.
  • Ngoài ra, khi thực hiện hợp đồng góp vốn mua đất không thể lường trước rủi ro thì các bên nên ghi các quy định để sửa đổi, bổ sung lại hợp đồng để cùng thỏa thuận các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng đề đề phòng những tình huống mới trong trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc các liệt kê các rủi ro để có thể tìm ra các giải pháp, các thiệt hại có thể xảy ra để khắc phục thiệt hại đến mức thấp nhất cho các bên.
  • Một lưu ý hết sức quan trọng không kém là thỏa thuận lựa chọn cơ quan giải quyết phù hợp theo quy định của pháp luật để khi có tranh chấp thì sẽ lựa chọn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên khi vi phạm hợp đồng .
  • Ngoài ra, còn nhiều lưu ý khác sẽ có thể sẽ phát sinh trong hợp đồng góp vốn nhưng bản chất của hợp đồng góp vốn này là hợp đồng dân sự thường do các bên góp vốn tự thương lượng và dựa trên tình hình thực tế khi giao kết hợp đồng nên trong phạm vi của bài viết này chúng tôi chỉ có thể nêu một phần nào các vấn đề liên quan việc góp vốn mua đất nhằm giảm thiểu phần nào rủi ro nhằm bảo vệ quyền và các lợi ích cho các bên có liên quan khi giao kết theo hợp đồng theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Kết bài:

Tóm lại, hợp đồng góp vốn mua đất là một cách thức đầu tư hấp dẫn trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, các bên tham gia cần phải thực hiện đầy đủ và đúng quy trình. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng về hợp đồng, phân tích thị trường và tiềm năng phát triển của dự án sẽ giúp cho các nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác và đạt được lợi nhuận tối đa từ đầu tư của mình.