Đặt cọc mua đất viết tay 2023

Đặt cọc mua đất là một bước quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư . Việc đầu tư bất động sản luôn là một trong những hình thức đầu tư hiệu quả và an toàn nhất cho các nhà đầu tư . Tuy nhiên, để đặt cọc mua đất đúng cách và hiệu quả, các nhà đầu tư cần phải nắm rõ quy trình và các điều cần lưu ý. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc đặt cọc mua đất và những lưu ý quan trọng trong quá trình này.

I. Đặt cọc mua đất là gì?

Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”

Đặt cọc mua đất là gì
Đặt cọc mua đất là gì ?
  • Trường hợp, hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Như vậy, đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; đặt cọc được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, phổ biến nhất là khi chuyển nhượng nhà đất.

II. Khi nào cần làm hợp đồng đặt cọc mua nhà đất ?

Khi nào cần làm hợp đồng đặt cọc mua nhà đất
Khi nào cần làm hợp đồng đặt cọc mua nhà đất
  • Khi mua nhà đất , đặt cọc không phải là bắt buộc đối với các bên. Đặt cọc là một biện pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013, Luật Nhà ở 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì không có điều khoản nào bắt buộc các bên phải đặt cọc.
  • Nếu các bên thỏa thuận đặt cọc thì đặt cọc là bước đầu tiên trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng, mua bán nhằm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng (trên thực tế quan niệm đặt cọc làm tin để không chuyển nhượng, bán cho người khác).
  • Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng nhà đất gồm nhiều điều khoản do các bên thỏa thuận như số tiền đặt cọc, thời hạn đặt cọc, quyền và nghĩa vụ của từng bên.
  • Hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

III. Mức đặt cọc khi mua đất là bao nhiêu?

Mức đặt cọc khi mua đất là bao nhiêu
Mức đặt cọc khi mua đất là bao nhiêu
  • Nên đặt cọc số tiền bao nhiêu? Luật pháp không có quy định cụ thể về việc phải đặt cọc bao nhiêu thì hợp đồng mới được công nhận có hiệu lực. Tuy vậy, theo ý kiến từ các chuyên gia pháp lý, người mua chỉ nên đặt cọc không quá 20% giá trị tổng của mảnh đất và căn nhà để đảm bảo quyền lợi cho đôi bên

IV. Trường hợp nào khi có tranh chấp xảy ra sẽ không bị phạt cọc?

  1. Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng đặt cọc.
  2. Bên nhận đặt cọc không bị phạt cọc vì sự kiện bất khả kháng hoặc vì lý do khách quan.
  3. Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu

Trường hợp nào khi có tranh chấp xảy ra sẽ không bị phạt cọc

  • Mặt khác, căn cứ theo Án lệ theo số 25/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thông qua ngày 17-10-2018 và được công bố theo QĐ số 269/QĐ-CA ngày 6-11-2018 của Chánh án TAND Tối cao, nếu người bị phạt cọc chứng minh được nội dung sau:
  • Việc chậm trễ giao kết, thực hiện hợp đồng là do nguyên nhân khách quan xuất phát từ phía cơ quan nhà nước mà bên nhận đặt cọc không được biết hoặc không thể biết trước khi thực hiện giao kết hợp đồng đặt cọc. Trường hợp này bên nhận đặt cọc sẽ không phải chịu phạt cọc.
  • (Căn cứ theo Khoản 1 Điều 156 ; khoản 2 Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015)

V. Mức phạt cọc nếu không mua/không bán đất?

Mức phạt cọc nếu không mua/không bán đất
Mức phạt cọc nếu không mua/không bán đất
  • Phạt cọc được hiểu là bên nhận đặt cọc vi phạm cam kết, không chịu thực hiện hợp đồng đã xác lập thì ngoài việc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc còn bị phạt một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc.
  • Các bên có thể thỏa thuận phạt cọc gấp 2 đến nhiều lần giá trị tài sản đặt cọc.

 Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt cọc thì khi tranh chấp cách tính mức phạt cọc sẽ như sau

– Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 363 BLDS.

– Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu khi đặt cọc đó bị vô hiệu.

VI. Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất năm 2023?

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất năm 2023
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất năm 2023

Kết Luận :

Trong kinh doanh bất động sản, việc đặt cọc mua đất là một bước quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Tuy nhiên, để đặt cọc đúng cách và hiệu quả, các nhà đầu tư cần phải nắm rõ quy trình và các điều cần lưu ý. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về việc đặt cọc mua đất và có thể áp dụng thành công vào công việc của mình.