Sổ hồng chung là gì

Sổ hồng chung là một thuật ngữ được đề cập đến nhiều trong lĩnh vực bất động sản và pháp luật. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này. Vậy, sổ hồng chung là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

I. Sổ hồng chung là gì

Sổ hồng chung là gì
Hình ảnh Sổ hồng chung
  • Sổ hồng chung là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho nhiều chủ sở hữu theo hình thức sở hữu chung từ 2 người đứng tên trong sổ mà không có quan hệ vợ chồng, con cái.
  • Sổ hồng chung là gì là vấn đề được nhiều người quan tâm khi tìm mua bán nhà đất, chung cư. Theo đó, sổ hồng chung còn được gọi là sổ hồng đồng sở hữu, là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất. Sổ hồng chung được các cơ quan chức năng từ cấp huyện có thẩm quyền cấp cho chủ sở hữu. 
  • Sổ hồng có từ hai chủ sở hữu trở lên không có mối quan hệ vợ chồng/ con cái sẽ được nhà nước công nhận là sổ hồng chung. Cũng chính vì số hồng chung là đồng sở hữu nên mọi giao dịch mua bán liên quan đến đất/ tài sản gắn liền với đất phải có sự đồng ý, chấp thuận của các bên sở hữu. Dù là mua bán/ tặng cho/ thuế chấp hay ủy quyền.

II. Khi nào được cấp sổ hồng chung?

Khi nào được cấp sổ hồng chung?
Khi nào được cấp sổ hồng chung?
  • Có thể thấy trách nhiệm của chủ đầu tư dự án quy định tại khoản 7 Điều 26 Luật Nhà ở 2014 như sau:
  • “Điều 26. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
  • Trong thời hạn 50 ngày, kể từ ngày bàn giao nhà ở cho người mua hoặc kể từ thời điểm bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền theo thỏa thuận thì phải làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người mua, người thuê mua nhà ở, trừ trường hợp người mua, thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp xây dựng nhà ở để cho thuê thì có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở theo quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Luật này.”
  • Như vậy, thời hạn để chủ đầu tư xây dựng dự án chung cư thương mại phải xin cấp Sổ hồng cho người mua là 50 ngày kể từ ngày bàn giao căn hộ chung cư trừ trường hợp người mua tự đề nghị để bản thân đi làm thủ tục cấp Sổ hồng.

III. Sổ hồng chung khác gì với sổ hồng riêng?

Sổ hồng chung khác gì với sổ hồng riêng?
Sổ hồng chung
  • Sổ hồng riêng là gì, sổ hồng riêng là gì chúng ta đã rõ. Vậy, chi tiết những điểm khác biệt giữa 2 loại sổ này ra sao? Dưới đây là 3 điểm khác biệt chính để phân biệt giữa sổ hồng riêng và đồng sở hữu.

1.Chủ thể được cấp

  • Sổ hồng riêng có thể do 1 người sở hữu hoặc 2 người có quan hệ vợ chồng, con cái đứng tên
  • Sổ hồng chung thì do ít nhất 2 cá nhân riêng biệt, không có quan hệ vợ chồng con cái đồng sở hữu.

2. Tính pháp lý

  • Sổ hồng riêng dễ giải quyết các công việc liên quan tới pháp lý hơn. Sổ hồng chung xử lý các giấy tờ thủ tục thường phức tạp, mất thời gian hơn do cần nhiều bên cung cấp giấy tờ, chứng nhận.
  • Đất sổ hồng riêng là nhà được xin phép xây dựng và hoàn công trên một nền đất thổ cư riêng. Về pháp lý, công chứng sang tên ở văn phòng công chứng Nhà nước, Ủy ban nhân dân huyện. Quá trình mua bán sang tên trên sổ diễn ra trong vòng 25 ngày.
  • Còn với đất sổ hồng chung là tập hợp nhiều căn nhà cùng trên một sổ hồng. Toàn bộ đất đã đóng thuế và chuyển thành đất thổ cư 100%, có giấy phép xây dựng và bản vẽ từng căn do chủ đầu tư vẽ. Do đó, mọi thủ tục mua bán đều được xử lý tại văn phòng công chứng của Nhà nước.

3. Nội dung trong sổ

  • Sự khác biệt trong sổ hồng chung và sổ hồng riêng là gì? Đây chính là điểm khác biệt dễ xác nhận nhất khi bạn tiến hành mua bán nhà đất. 

3.1 Sổ hồng chung

  • Bìa sổ: Có ghi thêm nội dung “cùng sử dụng đất với…. (Họ và tên của những người có chung quyền khác)”
  • Nội dung trong sổ: Ghi nhận hình thức sử dụng đất là “sử dụng chung

3.2 Sổ hồng riêng

  • Bìa sổ: Chỉ ghi thông tin của một người đứng tên với nhà ở, đất hoặc tài sản gắn liền với đất đó.
  • Nội dung trong sổ: Ghi nhận hình thức sử dụng “sử dụng riêng”.
  • Ngoài ra, giá bán nhà đất sổ hồng chung cũng thường rẻ hơn so với nhà đất sở hữu sổ hồng riêng.

IV. Sổ Hồng Chung Có Vay Ngân Hàng Được Không?

Sổ Hồng Chung Có Vay Ngân Hàng Được Không?
Sổ Hồng Chung Có Vay Ngân Hàng Được Không?
  • Vay ngân hàng là hành vi bạn tiến hành hợp đồng vay tài sản tại các tổ chức tín dụng nào đó.
  • Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận; hoặc pháp luật có quy định.
  • Tùy theo mục đích sử dụng của cá nhân cần vay số tiền là bao nhiêu mà bạn sẽ chọn hình thức vay nào phù hợp với bản thân mình tại các đơn vị tổ chức tín dụng.
  • Các hình thức vay vốn phổ biến hiện nay:

1.Vay tín chấp:

  • Là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn trên uy tín của người vay. Hình thức vay này phù hợp với cá nhân với những nhu cầu nhỏ như mua sắm; vui chơi giải trí… Lãi suất khá cao, thời gian vay tối đa là 60 tháng.

2. Vay thấu chi:

  • Là hình thức vay cho khách hàng cá nhân khi có nhu cầu sử dụng vượt số tiền hiện có trong tài khoản thanh toán của cá nhân. Hạn mức được cấp chỉ gấp 5 lần lương. Hồ sơ yêu cầu có chứng thực về khoản thu nhập cố định mỗi tháng.

3. Vay trả góp:

  • Là hình thức cho vay mà tiền lãi và gốc mỗi tháng bằng nhau. Tùy thuộc nhu cầu cũng như khả năng trả nợ của mỗi khách hàng; mà có thời hạn cũng như hạn mức trả vay khác nhau.

4. Vay thế chấp:

  • Là hình thức vay truyền thống của ngân hàng; theo hình thức vay này phải có tài sản đảm bảo mới được vay. Hạn mức vay khá cao lên đến 70% giá trị tài sản cầm cố. Lãi suất phù hợp với khoản vay. Thời hạn vay kéo dài lên đến 25 năm theo nhu cầu người vay. Hình thức vay này phù hợp cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Đây cũng là hình thức vay phổ biến hiện nay.
  • Theo quy định tại Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:

– Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.

– Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư.

  • Theo quy định tại Điều 145 Luật Nhà ở 2014 quy định về thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung như sau:
  • Việc thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung phải được sự đồng ý bằng văn bản của các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung, trừ trường hợp thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất có trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp nhà ở theo quy định của Bộ luật dân sự.
  • Như vậy thông qua quy định này ta biết được được sổ hồng chung có thể vay, thế chấp ngân hàng được nếu được tất cả các thành viên đứng tên trong sổ hồng đồng ý và ký tên vào hợp đồng vay ngân hàng.

Kết bài:

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm sổ hồng chung – một trong những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực bất động sản và pháp luật. Sổ hồng chung không chỉ giúp cho người sở hữu tài sản đảm bảo quyền lợi của mình mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài sản chung của cộng đồng dân cư. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về sổ hồng chung và giá trị của nó đối với cuộc sống của mình.