Sổ đỏ hộ gia đình

Sổ đỏ hộ gia đình là một trong những giấy tờ quan trọng nhất đối với mỗi gia đình. Được cấp phép bởi cơ quan địa chính, sổ đỏ không chỉ là bằng chứng cho việc sở hữu đất đai của gia đình mà còn là một tài sản vô giá trong quá trình giao dịch và chuyển nhượng tài sản.

Khi sở hữu sổ đỏ, gia đình có thể yên tâm về quyền sử dụng, quản lý và sở hữu đất đai của mình. Tuy nhiên, để có được sổ đỏ hộ gia đình là một quá trình phức tạp và cần sự chuẩn bị kỹ càng từ gia đình.

I. Sổ đỏ hộ gia đình là gì

Sổ đỏ hộ gia đình là gì

  • Sổ đỏ hộ gia đình là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm nhà nước giao đất.
  • Những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.
  • Như vậy, tại thời điểm hộ gia đình của bạn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì anh em của bạn mặc dù còn nhỏ (học tiểu học) nhưng đủ các điều kiện trên thì vẫn được xác định là người có quyền sử dụng đất.
  • Theo khoản 2, Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Đất đai) thì hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên ký tên hoặc có văn bản ủy quyền. Trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư.
  • Do đó, đến thời điểm hiện tại, anh em của bạn đã thành niên và cha, mẹ của bạn muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải được sự đồng ý của anh em bạn.
  • Ngoài ra, tại Điều 167 luật Đất đai thì hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng tại các tổ chức công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã.
  • Vì thế, việc chuyển nhượng phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
  • Thứ nhất, nếu phần đất chung của hộ đủ điều kiện để làm thủ tục tách thửa thì các thành viên thống nhất thực hiện việc tách thửa riêng cho anh trai của bạn. Những thành viên còn lại tiến hành giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc phần mà mình được hưởng.
  • Thứ hai, nếu phần đất nói trên không đủ điều kiện để tách thửa và không thể thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản chung thì các bên có thể khởi kiện ra tòa.

II. Điều kiện cấp sổ đỏ hộ gia đình

Sổ đỏ hộ gia đình

  • Theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất (sẽ được cấp sổ đỏ hộ gia đình) nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;

– Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

III. Sổ đỏ hộ gia đình sẽ ghi tên ai?

Sổ đỏ hộ gia đình sẽ ghi tên ai?
Sổ đỏ hộ gia đình sẽ ghi tên ai?
  • Điểm c, khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định như sau:
  • Điều 5. Thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
  • Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:

  • c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
  • Như vậy, sổ đỏ hộ gia đình sẽ ghi tên của chủ hộ gia đình hoặc người đại diện là thành viên của hộ gia đình nếu chủ hộ không có chung quyền sử dụng đất của hộ.

IV. Hộ gia đình bán đất có cần chữ ký của tất cả thành viên?

Hộ gia đình bán đất có cần chữ ký của tất cả thành viên?
Hộ gia đình bán đất có cần chữ ký của tất cả thành viên?
  • Theo quy định của luật đất đai, trong quá trình sử dụng đất người sử dụng được thực hiện các quyền về đất đai, một trong các quyền đó là quyền chuyển nhượng đất. Nhưng để thực hiện quyền chuyển nhượng này không phải người sử dụng đất nào cũng nắm rõ nhất là đất liên quan đến hộ gia đình.
  • Vậy khi lập hợp đồng chuyển nhượng đất của hộ gia đình cần những ai ký? www.bandatgialai.com xin cung cấp tới quý khách hàng các vấn đề liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng đất của hộ gia đình cần những ai ký?

1.Quy định về trường hợp hợp đồng chuyển nhượng đất của hộ gia đình cần những ai ký?

– Việc sở hữu tài sản chung của các thành viên hộ gia đình được pháp luật bảo vệ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích thỏa đáng cho họ tránh xảy ra tranh chấp trong gia đình. Căn cứ tại (Điều 102 và Điều 212 Bộ luật dân sự 2015), tài sản chung của hộ gia đình được quy định như sau:

+ Tài sản chung của hộ gia đình gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định.

+ Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung được thực hiện theo phương thức thỏa thuận.Nếu là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

  • Như vậy, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của hộ gia đình thì phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên trong hộ gia đình

2. Hợp đồng chuyển nhượng đất của hộ gia đình cần những ai ký?

– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì “Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên”.

– Mặc khác cũng theo quy định tại Khoản 5 Điều 14 của Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT Nghị định số 44/2014/NĐ-CP thì “Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

  • Như vậy, văn bản đồng ý chuyển nhượng của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực.

Kết bài:

Trên đây là những thông tin cơ bản về sổ đỏ hộ gia đình và tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống của người dân. Để bảo vệ quyền sở hữu tài sản và tránh các rủi ro pháp lý, việc giữ gìn và quản lý sổ đỏ hộ gia đình là rất cần thiết. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề này, hãy tìm hiểu thêm thông tin và nhờ sự hỗ trợ từ các chuyên gia tài chính hoặc luật sư.